11 05/2023

Khó khăn bủa vây ngành giấy

🔻🔻🔻

Các doanh nghiệp ngành giấy muốn đẩy mạnh hoạt động tái chế giấy hướng đến sản xuất tuần hoàn. Tuy nhiên, việc thu mua giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ người buôn đồng nát, nhà thu gom cấp 1, cấp 2… nên hầu hết không có hóa đơn. Điều này tạo rủi ro lớn cho doanh nghiệp trong việc chứng minh xuất xứ và hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Khó cả đầu vào lẫn đầu ra

--------------------------------------------------------------

🛑 Xuất khẩu giảm gần 12% trong những tháng đầu năm nay, trong đó các ngành như dệt may, giày dép giảm lần lượt 19,3% và 16,3%... khiến việc tiêu thụ sản phẩm giấy bao bì vốn chiếm tới 85% tổng sản lượng toàn ngành giấy cũng bị giảm theo. Trong bối cảnh đó, “hầu hết doanh nghiệp trong ngành chỉ còn duy trì công suất 50 - 65%”, đại diện Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA) xác nhận. Với mức công suất này, doanh nghiệp chỉ có thể cầm cự hoạt động, bao gồm chi trả lãi vay, tiền lương công nhân và không thể có lãi.

Dự kiến, khó khăn của ngành giấy sẽ kéo dài đến cuối năm nay và có thể lâu hơn do tình hình kinh tế thế giới suy thoái, sức cầu giảm. Chỉ khi nào các ngành sản xuất khôi phục đơn hàng, doanh nghiệp giấy mới có cơ hội “vượt đáy”.

🛑 Song, khó khăn của ngành giấy không chỉ là vấn đề tiêu thụ; ông Đặng Văn Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPPA cho biết, các doanh nghiệp trong ngành rất mong muốn đẩy mạnh hoạt động tái chế giấy đã qua sử dụng, hướng đến sản xuất tuần hoàn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp giấy tái chế thu mua giấy phế liệu làm

nguyên liệu sản xuất từ người buôn đồng nát, nhà thu gom cấp 1, cấp 2… nên hầu hết không có hóa đơn, người bán cũng không thể xuất hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không rõ nguồn gốc cung cấp cho doanh nghiệp mua. Điều này tạo ra khó khăn và rủi ro lớn cho doanh nghiệp trong việc chứng minh xuất xứ, sẽ bị xử lý rất nặng như không cho hoàn thuế VAT; không được tính vào chi phí sản xuất và phạt thanh toán trễ khi cơ quan thuế phát hiện hóa đơn sử dụng không hợp pháp.

Hiện, Tổng cục Thuế đã cho phép các doanh nghiệp ngành giấy làm bảng kê nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng; đây là số tiền quá nhỏ so với nhu cầu thu mua tập trung của nhiều doanh nghiệp nên doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

Ông Sơn nêu dẫn chứng, một doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì quy mô trung bình có công suất 50.000 tấn/năm và với giả định dùng 50% nguyên liệu thu gom trong nước, 50% nhập khẩu thì mỗi năm sẽ cần khoảng 30.000 tấn nguyên liệu giấy thu hồi (OCC) trong nước. Giá trung bình OCC khoảng 4.000.000 đồng/tấn, như vậy doanh nghiệp cần hóa đơn trị giá 120 tỷ đồng. Nếu một bảng kê có trị giá tối đa 100 triệu thì phải cần tối thiểu 1.200 bảng kê. Hệ quả là hàng tháng doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian và gần như không thể tìm cách để hợp lý hóa việc thu mua nguyên liệu nếu muốn tránh rủi ro bị sử dụng hóa đơn không hợp pháp.